Cách Trồng Cây Thằn Lằn Leo Tường (HIỆU QUẢ NHẤT)
Cây thằn lằn leo tường hay còn có tên gọi khác là cây vảy ốc. Đây là một loại cây có khả năng leo bám rất tốt nên người ta thường trồng chúng để tạo cảnh quan cho không gian. Một trong những ứng dụng của chúng là trồng ở tường hàng rào. Sau đây là hướng dẫn cách trồng chi tiết về loại cây này.
Đặc điểm và công dụng cây thằn lằn leo tường
Chúng ta bắt gặp không ít những ngôi nhà hay các quán cà phê có tường xanh màu lá. Đó chính là cây thằn lằn leo tường tạo thành. Cây dây leo nhỏ có khả năng leo bám rất tốt màu lá xanh quanh năm và sinh trưởng nhanh cho nên chỉ cần thời gian ngắn cây sẽ lan tỏa toàn bộ tường nhà. Sau đây là đặc điểm và công dụng của loại cây này.
1. Đặc điểm
Cây thằn lằn là cây thân leo, rễ cây bám dọc theo bờ tường hoặc cột gỗ. Cây có nhựa trắng lá xanh quanh năm mọc dày theo thân cây. Gốc lá hình như vảy ốc có màu tía đỏ nên còn có tên gọi khác là cây vảy ốc.
Loại cây này sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Cây ưa sống trong môi trường râm mát. Khi trồng leo lên bờ tường cây nhanh chóng bò lan trên bề mặt của tường, rễ ăn sâu bám chắc vào tường tạo nên một tấm thảm xanh tự nhiên vô cùng sinh động và bắt mắt.
2. Công dụng
Không chỉ có tác dụng trồng làm cảnh trang trí, cây còn có rất nhiều công dụng khác nhau. Nhờ màu lá xanh quanh năm và mọc lá dày cho nên người ta thường trồng cây mọc leo tường rào hoặc những bức tường, cột nhà trang trí cho không gian, nhất là các quán cà phê, nhà hàng hay những công trình cần gia tăng yếu tố thiên nhiên cho không gian sống.
Trong y học cổ truyền, đây còn là một vị thuốc. Cây có vị ngọt, mát cho nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa yếu sinh lý, bổ thận tráng dương, chống di tinh, mộng tinh hay mát gan, tiêu giải độc tố. Không những vậy, loại cây này còn kết hợp với các vị thuốc khác điều trị các bệnh về viêm khớp hiệu quả.
Cách trồng cây thằn lằn leo tường hàng rào
Trồng dây thằn lằn leo tường rào rất đơn giản bởi bản thân đây đã là loại cây có sức sống mãnh liệt và dường như không bị sâu bệnh. Cây có thể phát triển rất tốt ở nơi có nhiều ánh nắng.
1. Chuẩn bị
– Cành giống hoặc hạt giống: Nếu trồng cây thằn lằn bằng phương pháp giâm cành thì nên chọn cành to khỏe và có nhiều chồi để cây có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng phát triển tốt. Nếu trồng bằng hạt thì nên chọn hạt giống cây chất lượng, mẩy hạt để dễ nảy mầm.
– Đất: Nên sử dụng đất mùn, tơi xốp và đảm bảo thoáng khí.
– Bay xới đất: Dùng bay xới đất để trồng và lấp đất cho cây thuận tiện, không làm tổn thương cây.
2. Cách trồng
– Có thể trồng cây ra đất hoặc trồng trong chậu. Nếu trồng ra đất thì nên đào hố trồng sâu khoảng 20cm, phủ đất mùn dưới hố sau đó giâm cành hoặc gieo hạt. Tưới 1 lớp nước để đảm bảo sự ẩm ướt kích thích cho cây nhanh nảy mầm, bén rễ.
– Trồng trong chậu cũng tương tự, tuy nhiên cần lựu ý, khi cây sinh trưởng, thì sau khoảng 1 năm nên thay chậu mới có kích thước lớn hơn và đổi đất trồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Sau khi trồng thì nên tưới nước cho cây để cây có độ ẩm và kích thích mọc rễ. Sau khi cây đã sinh trưởng thì không cần tưới nước quá nhiều, tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.
Xem thêm: Trồng cây găng làm hàng rào
Lưu ý khi trồng
– Lựa chọn những hạt giống tốt để thực hiện. Nếu chọn phương pháp giâm cành thì nên chọn những loại cành khỏe, có nhiều mầm chồi.
– Người ta nhân giống bằng hạt, bởi vậy hãy lựa chọn những hạt giống tốt nếu chọn trồng cây bằng phương pháp giâm cành thì nên chọn những loại cành khỏe, có nhiều mầm chồi.
– Khi tạo hình dáng cho cây cũng cần phải có kỹ thuật để tránh bị đứt dây và không bị ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.
Trên đây là những thông tin về cách trồng cây thằn lằn leo tường. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.