Cách trồng hàng rào cúc tần tuyệt đẹp
Cây cúc tần có lẽ đã không quá xa lạ với chúng ta, không những là một vị thuốc hữu hiệu mà nó còn được trồng để làm hàng rào tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Đặc điểm cây cúc tần
Hiện nay, đang có 2 giống phổ biến đó là của Việt Nam và Ấn Độ.
1. Giống cúc tần ta
Chúng còn có tên gọi khác như cây từ bi, cây lức ấn, băng phiến ngải, hoa mai não, đại ngải… Là loại cây thuộc nhóm cây bụi với thân cao từ 1-2m. Cây có cành mảnh, toàn thân có lông tơ và có hương thơm nhẹ. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa mọc thành cụm ở ngọn các nhánh và đầu các cuống ngắn màu tím. Quả có đặc điểm 10 cạnh hình trụ thoi.
Theo Đông Y, cúc tần có vị đắng và ấm có tác dụng lợi tiểu, giúp ăn ngon miệng và cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp tiêu đờm, tiêu độc vì thế dùng để điều trị viêm phế quản, đau nhức xương khớp, chấn thương hoặc đau lưng.
2. Giống cúc tần Ấn Độ
Giống cúc tần Ấn Độ là một cây dây leo, trồng nhiều năm sẽ hóa gỗ, xanh quanh năm và có tuổi thọ cao. Cây có độ dài khoảng từ 3-20m. Cây còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây mành trúc, cây bạc đầu, tên khoa học là Vernonia elliptica.
Khi cây còn non thân sẽ có màu xanh, trên phủ lông mịn và màu hơi xám, khi về già thân sẽ chuyển sang màu nâu với nhiều cành nhánh. Thân cây mềm mại, dễ uốn leo hoặc rủ xuống nên hay được trồng để làm hàng rào. Lá cúc tần Ấn có hình trứng hơi nhọn ở đầu, mép nguyên, màu xanh đậm và dầy. Lá cây rất ít khi bị rụng và thân cây không mọc rễ phụ bám vào tường nên trồng loại cây này rất sạch sẽ.
Cách chăm sóc và trồng hàng rào cúc tần
Cả hai giống cúc tần mà Hafuco vừa giới thiệu tới cho các bạn đều có thể trồng làm hàng rào. Đây là giống cây được nhận xét khá dễ trồng, ít sâu bệnh và chăm sóc đơn giản.
1. Đối với cây cúc tần ta
Giống cúc tần ta thường mọc hoang dại nên có sức sống rất tốt. Để trồng làm hàng rào thì nên trồng thành hàng thẳng. Mỗi hàng khoảng 3 cây và độ dài tùy theo gia chủ tính toán phù hợp cho công trình của mình. Khoảng cách mỗi cây phù hợp nhất là từ 1-1,2m.
Là loại cây không ưa ẩm ướt nên khi trồng cần phải chú ý đảm bảo cho đất được tơi xốp và thoáng khí. Cách trồng đơn giản như sau:
- Chọn những cành to khỏe, nhiều chồi non để gia tăng tỷ lệ sống.
- Giâm cành xuống đất mùn sâu khoảng 15-20m để kích thích mọc rễ.
- Tưới nước để cung cấp thêm độ ẩm cho cây sinh trưởng.
Khi cây đã lớn và phát triển tốt nên tỉa cành lá tạo kiểu gọn gàng tăng tính thẩm mỹ.
2. Đối với cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần Ấn Độ thường được trồng theo 2 kiểu ban công, sân thượng nhà cao tầng đổ xuống những tầng dưới tạo thành những dải lụa xanh mượt mà, mềm mại để tăng hiệu quả chống nóng, chống rét. Cách này cực kỳ đơn giản, không phải làm giàn hay mất công vệ sinh nhiều.
Cách thứ 2 là trồng từ dưới đất lên để cây leo bám trên ban công cũng có tác dụng che mát, hạn chế các tác động của thời tiết bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng bằng nhiều cách như trồng lên bờ tường hoặc 2 bên cổng ra vào.
Việc chăm sóc cây khá đơn giản vì cây rất khỏe có khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu úng tốt. Thân cây leo rủ dài nên bạn hãy tìm chỗ gác dựa có giàn để định hướng và tạo dáng cho cây. Cách trồng và chăm sóc như sau:
- Đất trồng: có thể sống ở mọi loại đất chua, kiềm, khô cằn sỏi đá, nghèo dinh dưỡng…
- Tưới nước: nên tưới hàng ngày, vào mùa mưa không cần tưới.
- Bón phân: có thể bón hàng tháng hoặc 2-3 tháng bón/ lần để sắc lá đẹp, leo cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách trồng hàng rào cúc tần đẹp. Hy vọng qua bài viết bài giúp các bạn có thêm gợi ý cho không gian sống của mình.
Xem thêm bài viết khác: