Cách trồng cây xương rồng làm hàng rào
Được mệnh danh là loài hoa trên sa mạc, cây xương rồng có sức sống vô cùng mãnh liệt. Dưới thời tiết khắc nghiệt chỉ có nắng, gió và cát, những cây xương rồng vây trụ vững và còn dâng tặng cho đời những bông hoa rực rỡ.

Đặc điểm cây xương rồng
Xương rồng có nhiều chi và loại khác nhau. Tại nước ta, xương rồng được biết đến phổ biến nhất với 2 loài cơ bản là xương rồng ông và xương rồng bà. Loài cây này có thân mọng nước, có gai mọc dọc theo mép thân, cành. Cây có rất ít lá. Lá cây mọc gắn liền với mép cành mà không có cuống lá.
Cây thích hợp sống ở nhiều đặc điểm khí hậu khác nhau, nhưng không phù hợp với những nơi ẩm ướt. Cây ưa nắng và gió. Do vậy mà người ta có thể trồng cây xương rồng tại những vùng khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Cây phát triển nhanh thành từng cụm và có tuổi thọ lâu dài.
Cây xương rồng Việt Nam phổ biến nhất là cây xương rồng ông và cây xương rồng bà. Ngoài ra còn có những kiểu dáng xương rồng được lai tạo, tạo dáng để làm cảnh. Cây xương rồng ông là cây có dáng thân 3 cạnh, có nhiều gai dọc theo thân. Cây xương rồng bà có thân dẹt, cũng mọc gai trên bề mặt của thân.
Cách trồng hàng rào xương rồng
Xương rồng là loại cây rất dễ trồng, dễ sống và sinh trưởng tốt. Cây cũng không bị sâu bệnh bởi vậy mà quá trình chăm sóc cũng đơn giản hơn rất nhiều. Cây thường được trồng theo phương pháp giâm cành. Lựa chọn những cành to khỏe và có nhiều mắt để giúp cây nhanh sinh trường. Cây cũng không kén đất nên chủ yếu chỉ cần đất có độ xốp là đủ.
Dùng vôi hoặc gậy tạo đường thẳng để trồng cây cho chuẩn làm hàng rào. Tiếp đó đào hố trồng xương rồng, khoảng cách mỗi cây là 10 đến 20cm với độ sâu từ 15 đến 20cm. Sau khi giâm xong thì tưới nước ẩm cho đất giúp kích thích cây mọc rễ. Sau một thời gian cây phát triển thì bạn đã có ngay một bức tường hàng rào cây xương rồng tuyệt đẹp.
Cây cũng không cần cẩn thận chăm sóc quá nhiều, chỉ cần chú ý cắt tỉa những nhánh thừa đảm bảo thẩm mỹ cho hàng rào.
Công dụng khác của cây xương rồng
Loại cây nào xuất hiện trên trái đất này đều có những công dụng nhất định. Cây xương rồng cũng vậy. Cây không chỉ phát huy hiệu quả trong trang trí, làm cảnh trồng làm hàng rào mà cây còn là vị thuốc quý và mang giá trị phong thủy.
1. Chữa bệnh từ cây xương rồng
Bên trong cây xương rồng có chứa các thành phần triterpenoid: taraxerol, taraxerol, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartaric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol. Đây là loài cây có nhựa độc vì vậy có tác dụng hạ trục thúy, chống ngứa ngáy ngoài da.
Tác dụng tuyệt vời nhất của cây xương rồng được nhiều người biết đến đó là điều trị các bệnh về xương khớp và gai cột sống. Ngoài ra xương rồng còn phát huy hiệu quả trong việc sát trùng, tiêu thũng, giải độc…
2. Tác dụng trang trí
Cây xương rồng có các hình dáng khác nhau tùy theo từng chủng loại. Hoa của chúng cũng rất phong phú. Bởi vậy người ta thường trồng xương rồng làm cảnh. Những loài xương rồng làm cảnh thường trồng trong các chậu cảnh nhỏ, có màu sắc nổi bật và cuốn hút.
Loài cây này còn được trồng ở hàng rào vừa giúp bảo vệ tường rào vừa mang lại không gian cuốn hút và thẩm mỹ.
3. Tác dụng phong thủy
Cây xương rồng là loài cây có tác dụng trong phong thủy. Ngoài ta dựa vào đặc điểm sống của cây để coi chúng là tượng trưng cho sức sống dẻo dai và mãnh liệt. Vì đặc tính có gai nên xương rồng thường được trồng ngoài hàng rào, cổng ngõ để trừ tà ma, hóa giải khí sát cho ngôi nhà. Không nên trồng xương rồng trong nhà vì chúng sẽ khiến cho gia đọa lục đục, dễ nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã.
Trên đây là những thông tin về cách trồng hàng rào xương rồng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trồng được hàng rào đẹp như ý.
Xem thêm bài viết khác: