HÀNG RÀO LY TÂM HAFUCO

Móng đơn là gì? Kết cấu và cách tính toán móng đơn lệch tâm

01/10/2020 14:43 UTC - Lượt xem: 85906

Trong xây dựng, móng là bộ phận không thể thiếu của mọi ngôi nhà. Trong đó móng đơn (hay còn gọi là móng cốc) là loại được ứng dụng nhiều nhất cho các công trình đơn giản và tải trọng nhẹ như nhà 1 tầng, 2 tầng... Cùng Hafuco tìm hiểu về loại móng này nhé!

Móng đơn là loại móng được sử dụng trong rất nhiều công trình, tuy nhiên nhiều người không biết khái niệm của nó là gì? Kết cấu và cách tính toán lệch tâm trong xây dựng như nào? Để hiểu chi tiết hơn, đừng bỏ qua bài viết này nhé. Cùng tìm hiểu nào!

 

móng đơn là gì

 

Móng đơn là gì?

Móng đơn hay còn có tên gọi khác móng cốc, đây là loại móng chịu một cột lớn hoặc một chùm cột đứng sát nhau, có nhiệm vụ chịu lực và được ứng dụng để gia cố hoặc thi công xây dựng trong các công trình như nhà dân sinh, nhà kho,….Lời khuyên khi xây dựng móng đơn phải có tính ổn định hoặc có độ cứng tương đối.

Móng đơn có rất nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, tròn, chữ nhật. Đồng thời dễ dàng thi công, giá thành phù hợp, khi thực hiện trên các nền đất yếu thì được gia cố bằng cánh đóng cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông.

 

móng đơn hay còn gọi là móng cốc

 

1. Phân loại

Móng đơn được phân thành 2 loại như sau:

a, Móng đơn dưới tường

Là loại móng được áp dụng hợp lý khi áp lực do tường truyền xuống có trị số nhỏ hoặc nền đất tốt có tính nén lún nhỏ. Các móng được phân bố cách nhau từ 3÷6m dọc theo tường và đặt dưới tường góc nhà, hay các tường ngăn chịu lực.

b, Móng đơn dưới cột và dưới trụ

Là loại móng có cấu tạo bằng đá hộc. Trường hợp trên móng bê tông hoặc móng đá hộc là cột thép hoặc bê tông cốt thép thì yêu cầu cấu tạo bộ phần để đặt cột, tính theo cường độ vật liệu làm móng.

 

phân loại móng đơn

 

2. Tiêu chuẩn thiết kế

Ứng với mỗi công trình thi công, xây dựng mà các chủ thầu sẽ lựa chọn làm sao nhắm tính toán hợp lý, và thi công cho từng loại. Với 1 cánh tính sẽ được chia ra chi tiết từng phần một cho công trình. Do vậy, khi thiết kế tùy theo tính chất từng công trình sẽ nảy sinh ra nhiều phương án, do đó các kiến trúc sư sẽ cân nhắc thiết kế chi tiết hơn.

  • Bên cạnh đó, có thể sử dụng móng chân người hay móng chân vịt nhằm giảm độ lệch tâm.
  • Tiến hành xét các số liệu khảo sát địa chất rồi lựa chọn biện pháp thi công xây dựng móng cốc – đơn. Bổ sung tính toán nếu điều kiện công trình thực tế không phù hợp trong thiết kế móng đơn.
  • Các vật liệu, máy móc thi công khi xây dựng móng cốc phải đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, thiết kế.
  • Khi xây dựng, móng đơn yêu cầu phải có sự kiểm tra kỹ thuật của cơ quan.

 

tiêu chuẩn thiết kế móng cốc

 

3. Quy trình thi công

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bề mặt thi công
  • Nhân công xây dựng
  • Vật liệu, máy móc

Bước 2: San lấp

  • Thực hiện quy trình san lấp để cho quá trình thi công móng
  • Định vị các trục công trình trên khu đất
  • Đào đất theo trục đã được định vị đúng kích thước xác định.
  • Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới  móng.

Bước 3: Thi công móng đơn

  • Chuẩn bị cắt thép, gia công
  • Đổ một lớp bê tông lót dày hoặc lớp lót gạch theo thiết kế.
  • Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.
  • Thép đặt móng đơn.

5. Bản vẽ

Một số bản vẽ móng đơn (móng cốc) dưới đây do Hafuco tổng hợp sưu tầm được. Mời các bạn tham khảo!

 

bản vẽ móng đơn

bản vẽ móng đơn

bản vẽ móng đơn

bản vẽ móng đơn

 

6. Ứng dụng

Với những đặc điểm, tính năng riêng nên móng đơn được áp dụng trong nhiều công trình nhà ở dân dụng, kho xưởng… Chúng được liên kết với một hoặc nhiều tảng hệ thống đầm nhằm chống đỡ hệ thống tường xây bên trên đồng thời tác dụng giằng các móng cốc tránh hiện tượng lún, lệch giữa các đài móng.

Cách tính toán móng đơn

Để có công trình chuẩn và đảm bảo an toàn, sự tính toàn chính xác là cần thiết.

1. Tính toán thiết kế móng đơn

Biến dạng nền không quá lớn thì áp dụng lý thuyết tính đàn hồi của từng đặc trưng biến dạng. Tính toán khả năng biến đổi của nền trong giai đoạn biến dạng tuyến tính. Công thức tính theo đúng quy trình kỹ thuật:

⇒ Khi tải trọng đúng trọng tâm: P≤ R

Trong đó:

  • P là áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất.
  • R là cường độ tiêu chuẩn của đất nền.

R = m(A.y.b + B.q + D.c) . Khi đó: b là chiều rộng đáy móng, q: tải trọng bên của móng, c: lực dính đơn vị của lớp nền đất, A,B,D là hệ số phụ thuộc góc ma sát, m là hệ số điều kiện làm việc của nền.

Trong đó

  • b : Chiều rộng của đáy móng
  • q : Tải trọng bên của móng
  • c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất
  • A, B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
  • m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn

2. Cách tính toàn móng đơn lệch tâm

Thiết kế móng đơn lệch tâm do sự cân bằng khối đài móng. Phản lực đất nền dạng tam giác hoặc hình thang, do đó trung tâm hệ phản lực dịch chuyển do có tâm đài. Thăng bằng đài móng sẽ được xác lập lúc trọng tâm hệ phản lực trừng điểm đặt của hệ lực truyền xuống từ cột.

Công thức tính móng đơn lệch tâm tổng quát:

⇒ Khi tải trọng lệch tâm: P ≤  1,2R (P : áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất; R : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

F (lệch tâm) = mV²/R

Trên thực tế, còn có nhiều loại lực tác động như lực dọc (N), lực cắt (Q) và momen (M).  Với công trình quy mô nhỏ, móng đúng tâm (tâm cột trùng với trọng tâm đài) thì momen chân cột thường rất nhỏ. Còn móng lệch tâm thì momen rất lớn.

⇒ Giá trị momen này bằng: Mo = Nxa

 

cách tính móng đơn lệch tâm

 

Cách tính móng đơn lệch tâm bằng bảng excel được chia sẻ rất nhiều hiện nay trên các diễn đàn, mạng xã hội. Các bạn có thể tìm kiếm và tải về sử dụng tiết kiệm thời gian và công sức tính toán. Lưu ý khi tính toán móng lệch tâm đảm bảo luôn tính đến giá trị momen (Mo). Nếu không tính sẽ dẫn đến bố trí sai thép đài móng và giằng móng, cho ra kết quả móng bị phá hoại gây hỏng trực tiếp đến toàn bộ công trình.

Toàn bộ các dữ liệu chi tiết trong bài viết hôm nay giải đáp móng đơn là gì, kết cấu và cách tính móng đơn lệch tâm mà Hafuco cung cấp cho quý bạn đọc. Hy vọng rằng, thông tin chia sẻ này sẽ giúp quý bạn tham khảo chi tiết để áp dụng thực tế tốt nhất.

 




Bài xem nhiều