Tiêu Chuẩn Xây Tường Gạch Trong Nhà Ở (CẦN LƯU Ý)
Các bạn đã nắm được những tiêu chuẩn xây tường gạch chưa? Tường gạch là một trong những loại chất liệu quan trong được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Tường có độ bền cao, dễ thi công, giá thành phù hợp là lựa chọn của rất nhiều gia đình.
Hãy cùng Hafuco tìm hiểu tiêu chuẩn xây tường gạch ngay sau đây.
Quy định chung – TCVN 4085:2011
Đây là những quy định chung đối với tường gạch hoặc tường có kết cấu từ gạch đá, bê tông, được áp dụng cho mọi loại công trình khác nhau, trong đó có nhà ở.
TCVN 4085:2011 được xây dựng thay thế cho tiêu chuẩn 4085 ra đời năm 1985. Đây là tiêu chuẩn do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tất cả các công trình xây dựng đều phải tuân thủ theo các quy định chung tại TCVN 4085 -2011
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.
2. Quy định chung:
2.1. Khi thi công các kết cấu gạch đá, ngoài những quy định của tiêu chuẩn này cần phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của nhà nước có liên quan.
2.2. Mốc cao độ cơ bản ở nơi xây nhà và công trình phải được xác định theo mốc cao độ cố định. Cho phép xác định mốc cao độ cơ bản theo các mốc có sẵn ở những nhà và công trình lân cận hoặc các mốc đặc biệt khác nếu các mốc này có đủ cơ sở tin cậy.
2.3. Vật liệu và sản phẩm sử dụng để xây dựng các kết cấu gạch đá phải theo đúng các quy định trong các tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành, các tài liệu kỹ thuật và các bản vẽ thi công.
Không cho phép di chuyển các kết cấu gạch đá bằng dây.
2.4. Công tác thi công kết cấu gạch đá phải được thực hiện phù hợp với thiết kế.
2.5. Phải sử dụng gạch gốm nguyện viên cho việc xây tầng nửa hầm bằng gạch. Không cho phép sử dụng gạch silicát cho mục đích này.
2.6. Không cho phép tạo lỗ mở, hộc, lỗ thi công làm giảm yếu kết cấu gạch đá mà không tuân thủ thiết kế.
2.7. Tường gạch chèn khung phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của việc thi công kết cấu gạch đá chịu lực.
Các tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà
Trên thực tế thì có rất nhiều loại gạch có kích thước khác nhau, độ dày của tường cũng khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình thì khi xây dựng nhà cần tuân thủ theo tiêu chuẩn xây tường gạch. Những tiêu chuẩn này được áp dụng dựa theo quy định TCVN 4085-2011 như chúng tôi đưa ra ở phần trên.
#1 Về thiết kế
Thiết kế tường nhà bao gồm các yếu tố về độ dày tường, khả năng chịu lực, chiều cao tường… Điều này được quy định bởi tính chất của công trình. Với những ngôi nhà cao tầng thường đòi hỏi tường phải có độ dày và chịu lực tốt. Với những ngôi nhà thấp tầng, tường có thể có độ dày mỏng hơn.
Thiết kế tường cũng thay đổi tùy theo công năng của từng phòng, việc phân tách không gian sao cho phù hợp. Theo thiết kế thì có các loại tường sau:
– Tường chịu lực: Đây là loại tường được xây dựng kiên cố nhất nhằm mục đích chịu trọng lượng bản thân và tải trọng của các kết cấu khác như sàn, mái và chịu tác động của ngoại lực (gió, bão,…). Tường bề dày từ 220mm đến 330mm hoặc thậm chí có thể dày hơn và thường thi công bằng gạch đặc.
– Tường tự mang: là tường chỉ chịu trọng lượng bản thân. Nó có chức năng chia ngôi nhà thành các không gian khác nhau. Loại tường này có thể phá dỡ mà không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Loại gạch này có độ dày vừa phải. Có thể xây tường 10 cho hạng mục này.
Xem thêm: Nên xây tường 10 hay 20
#2 Về kỹ thuật thi công
Thi công tường bắt buộc phải áp dụng theo các quy định chung về TCVN 8054-2011. Trong đó kỹ thuật thi công như sau:
Đầu tiên, cần quan tâm đến chất lượng loại gạch. Tùy theo từng đặc điểm công trình mà lựa chọn loại phù hợp. Thường xây nhà người ta sẽ sử dụng gạch ống. Những viên gạch sẽ được xây thẳng hàng, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây. Phương vuông góc với khối xây phải ≤ 170.
Khi xây không được trùng mạch mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc. Mạch vữa xây dựng phải vuông góc với nhau.
Tiến hành xây sau khi khung bê tông cốt thép đã được hình thành. Nếu không thì toàn bộ cốt pha sàn, dầm, hệ giằng chống phải được tháo dỡ để đảm bảo an toàn và không gian thi công.
Phải có đội ngũ thi công chuyên nghiệp để có thể tính toán một cách chính xác chi phí, nguyên vật liệu và thực hiện kỹ thuật thi công chính xác, đúng tiêu chuẩn.
Mặt vữa có độ dày từ 8 tới 12 mm, trong đó, mạch vữa ngang phải dày hơn mạch vữa dọc. Xây xiên hoặc xây bằng gạch đinh ở các vị trí tiếp giáp tường và dầm. Trát vữa thật kỹ tại các khu vực có khe hở, lỗ trống.
3. Quy trình triển khai
Quy trình xây tường trong nhà được triển khai như sau:
– Khâu chuẩn bị: bề mặt phải được xử lý sạch sẽ và bằng phẳng. Có thể phun nước lên bề mặt để tạo độ ẩm. Lựa chọn loại gạch phù hợp. Trộn vữa theo tỷ lệ chuẩn đáp ứng yêu cầu.
– Trước khi xây cần đảm bảo móng được chắc chắn, ổn định. nền móng có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi công trình xây dựng bởi nó là bệ đỡ vững chắc, giúp ngôi nhà chịu lực tốt nhất.
– Khi xây tường nên xây từ góc ra ngoài và cần căn chỉnh độ thẳng hàng để tránh tình trạng bị lệch.
– Cuối cùng là trát tường để tạo độ vững chắc cho tường.
Xem thêm: Xây tường bao lâu thì trát được TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích!