Tường chịu lực là gì? Đặc điểm và ứng dụng
Tường chịu lực ứng dụng kết cấu truyền tải trọng của tường sàn, hướng các loại lực dọc thẳng đứng cũng như lực ngang thông qua nó và truyền xuống dưới móng.
Cùng Hafuco tìm hiểu chi tiết tường chịu lực là gì? Có mấy loại, xây được mấy tầng? Cùng tham khảo thông tin ngay bài viết này nhé.
Tường chịu lực là gì?
Tường chịu lực là loại tường ngoài gánh trọng tải của chính nó mà còn gánh thêm trọng tải của các bộ phận liên quan khác. Loại tường này truyền tải trọng của tường sàn, hướng các loại lực dọc thẳng đứng cũng như lực ngang thông qua nó và truyền xuống dưới móng.
Đặc điểm:
- Toàn bộ hệ thống chịu lực chính của công trình là tường, xây bằng gạch hoặc đá, hoặc có thể khi làm tường đúc bằng bê tông cốt thép nếu là lắp ghép.
- Bề dày tối thiểu của tường là 200mm và chuyên sử dụng loại gạch có tính chịu nén >50kg/cm2.
- Ứng dụng cho nhà có số tầng ≤ 5 tầng, B≤ 4m, L≤6m
- Nhằm tăng cường độ chịu lực của tường gạch khi quá dài thì cần bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT khoảng ≤ 3m, khi tường quá cao phải bố trí giằng BTCT khoảng ≤ 2,7m.
Phân loại kỹ thuật xây
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng loại tường mà người ta phân chia ra các loại sau đây:
1. Tường ngang chịu lực
Đây là kết cấu tường này thường được ứng dụng cho các ngôi nhà chia phòng đồng đều và chiều rộng của gian nhỏ (<4.2m)
Ưu điểm:
-
- Thi công thuận tiện, đơn giản
- Độ cứng lớn, vững chắc, không lo gió bão.
- Khả năng thông gió và cách âm phòng tốt.
Nhược điểm:
- Tốn kém vật liệu tường và móng, trọng lượng nhà lớn.
- Tạo ra các phòng đơn điệu, cảm giác gò bó, hơi cứng nhắc
- Không lợi dụng được khả năng chịu lực của tường chu vi.
2. Tường dọc chịu lực
Được ứng dụng trong các căn nhà cần tận dụng của tường chu vi, không gian nhà rộng, cần sắp xếp linh hoạt như bệnh viện, trường học.
Ưu điểm:
- Tối ưu vật liệu tường, móng.
- Tiết kiệm không gian.
- Dễ thực hiện, bố trí linh hoạt không gian bên trong.
- Ban công, ô văng dễ dàng cấu tạo.
Nhược điểm:
- Cách âm phòng kém.
- Độ cứng ngang nhà nhỏ.
- Khố tạo lô gia các phòng.
- Không dễ dàng tổ hợp mặt đứng.
- Khó khăn giải quyết thông gió xuyên phòng trong tất cả phòng.
3. Tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực
Đa phần kết cấu này thường được ứng dụng tại các nhà cao tầng, cho phép bố trí, sắp xếp các phòng linh hoạt, tuy nhiên không tối ưu được tường móng và không gian. Trong đó, phía đầu đón gió áp dụng cho sơ đồ tường ngang chia lực chuyên bố trí phòng ở. Còn phía cuối gió áp dụng xây tường dọc bố trí phòng phụ như bếp, nhà vệ sinh, cầu thang,… Loại tường ngang dọc gánh lực kết hợp áp dụng cho tường xây cũng như tường bê tông, bê tông cốt thép và có cấu tạo toàn khối hoặc lắp ghép.
Xây nhà bằng tường chịu lực xây được mấy tầng
Để xác định được xây nhà tường chịu lực xây được mấy tầng thì vấn đề là cần tìm vị trí của nó trong thiết kế, nhằm giúp ích trong việc sửa chữa, cải tạo ngôi nhà, tránh tác động không mong muốn. Để đảm bảo vững chắc nhất và tính an toàn thì đó là 5 tầng nhà.
Các vị trí xây kết cấu chịu lực trong thiết chủ yếu dựa vào các yếu tố dưới đây
1. Dựa vào vị trí
Đây được xem là cách nhận biết đơn giản, dễ dàng nhận ra đâu là nơi xây chịu lực chính của ngôi nhà. Phần lớn, trong kết cấu ngôi nhà thì hệ thống chịu lực chính là các tường bao quanh toàn bộ công trình, có khả năng chống ẩm, chống ồn, chịu nhiệt cao. Nếu nhà có cả dầm, xà thì bạn sẽ xác định khoảng này đến tường, và dễ dàng nhận ra.
2. Đồ dày của tường
Các bức tường sẽ có đồ dày cao hơn các tường còn lại, chiều dày của nó hơn 22cm và chứa giằng. Độ dày tường từ tầng cao đến tầng thấp độ dày sẽ tăng dần. Ngoài một số xây giữ nguyên kết cấu, những bức còn lại sẽ là tường có kết cấu chịu lực.
3. Cấu tạo tường
Nếu xây ngang dọc ứng dụng kết cấu chịu lực thì nó phần lớn sử dụng gạch đặc, bê tông, đá được dùng nhiều nhất.
Trên đây là thông tin chi tiết về tường chịu lực và các thông tin liên quan. Hi vọng bài viết này giải quyết được các vấn đề liên quan đến kỹ thuật này!
Xem thêm bài viết khác: