[HỎI - ĐÁP]: Xây Tường Sau Bao Lâu Thì Trát Được?
Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn về câu hỏi "Xây tường bao lâu thì trát được". Đây là câu hỏi được rất nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm.
Xây tường sau bao lâu thì trát được? là vấn đề nhỏ đối với những người trong ngành xây dựng. Nhưng với nhiều người khác thì đây lại là băn khoăn không hề nhỏ. Vậy câu trả lời ra sao? Hãy cùng Hafuco tìm hiểu ngay sau đây.
1. Các yêu cầu kỹ thuật của tường khi xây dựng
Tường hay vách ngăn là một bộ phận cơ bản và thường gặp nhất trong xây dựng. Đây là bộ phận có vai trò phân tách không gian trong một ngôi nhà. Không những thế, nó còn có tác dụng ngăn chặn sự tác động từ các yếu tố bên ngoài và thời tiết. Người có có thể phân ra thành tường nhà tức là tường của ngôi nhà và tường rào, tức là tường bao quanh không gian ngôi nhà.
Tường trong ngôi nhà sẽ chia tách không gian của ngôi nhà thành các khu vực chức năng khác nhau. Tùy theo cấu trúc của ngôi nhà mà tường có thể xây theo kiểu tường 10, tường 20 để đảm bảo sự chịu lực tối ưu nhất. Sau khi hoàn thành thì tường nhà chính là bề nổi của công trình, trực tiếp tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Xem thêm: Hàng rào nên xây tường 10 hay 20
Do tầm quan trọng to lớn, cho nên khi xây cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của tường để đảm bảo kết cấu, độ bền và thẩm mỹ của công trình. Cụ thể như sau:
– Tường phải đảm bảo các yêu cầu về độ cứng, độ chịu lực. Điều này được quyết định bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật xây dựng, phân loại tường, kích thước tường, chất kết dính …
– Tường đảm bảo khả năng chống cháy hiệu quả, kết cấu tốt để đảm bảo sự kiên cố, bền vững và an toàn cho tòa nhà.
– Tường có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt để đảm bảo cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tác động xung quanh.
– Quy trình thi công đảm bảo đúng kỹ thuật.
– Có khả năng chống lại sự ảnh hưởng của môi trường và thời tiết.
– Tường trát phẳng và mịn, không bị các vết nứt chân chim.
2. Xây tường sau bao lâu thì trát được?
Thường thì sau khi xây xong phần thô người ta sẽ tiến hành trát lớp vữa bên ngoài để bảo vệ tường và gia tăng thẩm mỹ. Thực hiện quy trình này cũng cần tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tối đa chất lượng công trình. Vậy sau khi xây tường bao lâu thì trát được?
Việc trát tường được coi là giai đoạn hoàn thiện trong toàn bộ quá trình thi công công trình. Tuy nhiên, trước khi trát cần phải xử lý xong toàn bộ hệ thống đường điện và ống nước do ngày nay những công trình xây dựng đều chạy hệ thống điện nước ngầm.
Lớp trát tường sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt của bức tường nên nó có tác dụng bảo vệ tường nhà trước những tác động của thời tiết hay ngoại lực đồng thời nó sẽ là phần bề mặt của ngôi nhà do đó, quá trình thi công cần được thực hiện cẩn thận và tỷ mỷ, bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ.
Việc trát tường còn phụ thuộc vào độ co ngót của bê tông và sự khô ráo của bề mặt tường. Khi thấy bê tông đã cứng, đạt độ co ngót tối ưu và bề mặt đã khô ráo hoàn toàn thì tiến hành trát tường. Thực tế thì khoảng sau 2 ngày chúng ta đã có thể thực hiện trát phủ cho tường tuy nhiên cần tránh thực hiện trát tường bề mặt ngoài nhà hay tường ngoài trời trong điều kiện trời mưa, độ ẩm cao.
3. Yếu tố kỹ thuật của việc trát tường
Vì tầm quan trọng của nó cho nên công đoạn trát tường cũng đòi hỏi tuân thủ các yếu tố kỹ thuật nhất định. Sau đây là những yếu tố kỹ thuật của việc trát tường.
Chuẩn bị trát tường
Chuẩn bị trát tường chúng ta cần có các loại dụng cụ hỗ trợ như thước, bay và nguyên liệu vữa được phối trộn theo tiêu chuẩn. Bề mặt của tường cần được xử lý bằng phẳng, loại bỏ những điểm gồ ghề. Phun một lượng nước nhỏ để tạo độ ẩm vừa đủ cho bề mặt tường.
Kỹ thuật trát tường
Việc trát tường này không đòi hỏi sự phức tạp trong thi công. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nắm vững các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tường trát được như ý.
– Tiến hành trát tường bắt đầu từ phần trần, dầm và tường, cột sau cùng.
– Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Có thể kiểm tra độ dính của tường với vữa bằng cách trát thử tại một vài điểm.
– Khi ngưng trát cần tạo mạch đứt gãy để đánh dấu.
– Bề mặt tường sau khi trát không bị nứt, gồ ghề, không xuất hiện các vết chân chim.
– Cần đặt mốc trước khi tiến hành trát, mốc cần phải đặt chuẩn và chính xác. Mặt của các mốc cần phải nằm trên cùng một mặt phẳng với nhau.
– Trên mặt tường trát ở vị trí hai gốc trên hãy xác định hai điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng từ 15cm đến 20cm. Đóng đinh vào hai vị trí đã xác định từ trước, mặt mũi đinh cách tường bằng chiều dày lớp trát.
– Luôn chú ý đảm bảo an toàn lao động lên hàng đầu.
Trên đây là những thông tin về vấn đề xây tường sau bao lâu thì trát được. Hy vọng những chia sẻ từ Hafuco sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.